Cây Huyết Dụ để bàn - Cây Long Huyết Phong Thủy - Hoàng Nguyên Green

Cây Huyết Dụ để bàn - Cây Long Huyết Phong Thủy - Hoàng Nguyên Green: Đặc điểm hình thái của cây huyết dụ
Cây huyết dụ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như huyết dụ lá đỏ, cây phát dụ, cây thiết dụ hay cây long huyết. Cây có tên khoa học là Cordyline terminalis thuộc họ Liliaceae (họ hành). Cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới. Ngày nay, cây này có mặt tương đối phổ biến tại Việt Nam.

Cây thân gỗ, mảnh, chiều cao có thể lên đến 3m nếu trồng trong vườn. Thân cây không phân nhánh có nhiều đốt sẹo như họ cau dừa.

Lá cây mọc tập trung ở phần đỉnh, xếp thành 2 dãy. Lá có hình lưỡi kiếm, có cuống dài, bẹ và rãnh ở mặt trên. Lá huyết dụ thường dài từ 30 - 50cm, rộng 10 - 15cm. Lá có đầu thuôn nhọn và thắt lại ở gốc. Mép lá lượn sóng, có màu xanh, đỏ tía hoặc kết hợp nhiều màu sắc như tím, đỏ, vàng, trắng.

Hoa huyết dụ được mọc thành từng cụm ở phần ngọn. Mỗi cụm hoa có thể dài từ 30 - 40cm. Mỗi nhánh có nhiều hoa trắng, mặt ngoài màu tía với kích thước 1.25cm. Hoa thường nở từ tháng 11 đến tháng 3. Quả huyết dụ có hình cầu, quả mọng. Quả mọc thành chùm dài trĩu xuống. Quả thường ra vào mùa xuân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Danh sách các blog về hoa và cây cảnh